Omi Diecast
Khung Xe Mô Hình Được Làm Như Thế Nào?
Sau khi được sử dụng bản quyền thiết kế của hãng sản xuất xe thật. Các hãng sản xuất mô hình bắt tay vào công đoạn dập khuông và chế tác các chi tiết nhỏ. Họ đã làm như thế nào ? Bài viết này cũng giải thích vì sao những xe đồ chơi, mô hình bằng nhựa, to hơn, điều khiển được nhưng lại có mức giá thấp hơn xe mô hình bằng kim loại.
Phương pháp đúc diecast: đúc từ kim loại.
Phương pháp đúc resin: đúc từ nhựa.
Chúng ta đi thẳng vào phần khuôn để đúc một chiếc xe, khoan nói đến phần nguyên liệu, lao động...
Để đúc một chiếc xe mô hình tĩnh bằng kim loại (kẽm) cần có một cái khuôn bằng thép. Còn với xe resin (nhựa) cần người ta cần khuôn silicon, cao su.
- Khuôn Kim Loại (diecast): Chi phí tạo toàn bộ khuôn cho một mẫu xe đúc kim loại khá cao. Điển hình cho một mẫu xe 1:18 nó rơi vào khoảng từ 100.000 USD đến 200.000 USD tùy thuộc vào cấu tạo của xe. Mất một vài tháng để tạo ra bộ khuôn này. Người ta đổ kim loại nóng chảy vào khuôn, sau đó sử dụng một máy đúc áp lực cao để tạo ra khung xe. Tuổi thọ của một chiếc khuôn làm từ thép với độ bền cao là khoảng 1 triệu lần đúc kim loại. Để đạt được hiệu quả kinh tế, bắt buộc họ phải làm ra số lượng lớn cho mỗi một mẫu xe. Nhưng nếu số lượng của một mẫu được sản xuất ra chỉ khoảng vài nghìn chiếc, thì việc sử dụng khuôn thép để tạo ra sản phẩm lại trở thành đắt đỏ. Đây cũng là lí do vì sao các xe mô hình được sản xuất có giới hạn ( Limited ) có giá thành cao hơn.
- Khuôn silicon, cao su (Resin): Các mẫu xe bằng nhựa được đúc bằng khuôn silicon cao su, và chi phí tạo ra các khuôn resin chỉ bằng 1/100 so với khuôn thép. Giá thành chỉ rơi vào khoảng từ vài trăm USD đến vài nghìn USD ( khuôn thép 100.000USD -200.000USD). Mất vài ngày để tạo ra khuôn silicon cao su, so với vài tháng của khuôn thép.
Khi một mẫu xe thật có mặt trên thị trường, mất khoản vài tuần để mẫu xe mô hình bằng nhựa được tung ra thị trường. Ngược lại khuôn thép được chế tạo từ kim loại có độ cứng cao, các "hang hốc" trong khuôn được chế tạo một cách cẩn thận và tốn thời gian ( 6-12 tháng), sử dụng nhân công mài giũa chỉnh sửa bằng tay. Khuôn thép khi hoàn thiện phải dỡ khuôn bằng máy và trải qua khâu đánh bóng bằng tay. Điều đó giải thích vì sao xe mô hình bằng kim loại đường tung ra thị trường chậm hơn so với xe bằng nhựa,
Lợi thế của mẫu xe bằng nhựa là mềm, các chi tiết phức tạp dễ dàng thể hiện. Chính vì vậy nó được áp dụng vào làm nội thất của xe mô hình.
Nhược điểm của xe có khung bằng nhựa là vật liệu. Nó có cấu trúc yếu hơn kim loại. Sau một vài năm nó có thể bị biến dạng so với ban đầu. Các cánh cửa và nắp capo sẽ không được chuẩn xác nữa, có nhiều lỗ khí nhỏ xung quanh. Để tránh những vấn đề trên, đa số các mẫu xe khung nhựa được tạo ra với cánh cửa và nắp capo không mở được.
Đến công đoạn sơn xe, cũng có khác biệt lớn giữa resin và kẽm. Sơn cần có thời gian nung trong lò để kết lại. Đây là một bước cần thiết để đảm bảo cho sơn đạt được độ bóng láng chuẩn xác. Công đoạn nung sơn chỉ ứng dụng được với xe kim loại, còn xe resin nếu nung dưới sức nóng của nhiệt nó sẽ biến dạng ngay. Vì sơn của xe resin không thể đưa vào lò nung nên nó cần có thêm một lớp sơn phủ ngoài trong suốt để tạo được độ bóng và màu sắc cần thiết. Trong khi màu sắc sơn vào xe kim loại cũng giống như sơn vào xe thật, thì sơn ở xe resin trông bóng lộn hơn. Nhưng chính chỉ có một lớp sơn màu nên xe resin nhìn không có độ sâu và cảm giác rắn chắc.
Nếu sử dụng phương pháp sơn trực tiếp vào thân xe thì sẽ cho ra kết quả đẹp hơn là trên đề can nước, nhưng sẽ làm cho giá thành xe cao hơn. Cũng như khuôn bằng thép và khuôn bằng silicon. Sơn chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi thực hiện với số lượng vài nghìn chiếc. Đề can nước dễ xước, xuống màu sau vài năm sử dụng.
- Chúng tôi nhận thấy rất nhiều mẫu xe resin trên thị trường có phần kính chắn gió và cửa sổ không hoàn hảo. Ngược lại, phần kính xe bằng nhựa của các mẫu xe mô hình kim loại lại dễ dàng thể hiện được bất cứ độ cong nào nhờ kỹ thuật khuôn đúc. Do khuôn đúc cho nhựa khá đắt đỏ nếu sử dụng với số lượng ít, nên rất hiếm mẫu xe bằng nhựa sử dụng kỹ thuật này để tạo kính xe.
- Đối với một số chi tiết thường phải mạ crôm . Để tạo hiệu ứng kim loại ở xe khung nhựa người ta thực hiện phương pháp mạ chân không. Nhưng kết quả thường không sáng chói như xe thật. Chỉ những xe mô hình kim loại kẽm và nhựa đúc nóng chảy mới ứng dụng được kỹ thuật "mạ crôm ướt" , những bộ phận cần mạ crôm sẽ được nhúng vào một dung dịch a xít rồi mới tiếp tục qua các khâu xử lý khác
Mô hình xe bằng nhựa nhắm vào một đối tượng trẻ em nhỏ khách hàng không quan tâm đến mẫu mã, chất lượng dài lâu.
Đúc kim loại chính là phương pháp và vật liệu tốt nhất để tạo ra các mẫu xe mô hình hấp dẫn, với các chi tiết tốt với giá thành chấp nhận được. Với các cấu trúc chắc chắn, nó sẽ mang lại niềm vui lâu dài hơn cho người sưu tập.
(st)